Cây cúc tần Ấn Độ là loại cây sinh trưởng nhanh, có khả năng chịu nắng tốt nên được rất nhiều người ưa chuộng và lựa chọn trồng ở gia đình tạo không gian xanh mát cho căn nhà của mình.Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về cây cúc tần Ấn Độ nhé.
Cây cúc tần Ấn Độ
Nguồn gốc và đặc điểm của cây cúc tần Ấn Độ
Cây cúc tần Ấn Độ còn có tên gọi khác là cây mành trúc, tên khoa học là Vernonia Elliptica thuộc họ Cúc, được phát hiện và tìm thấy lần đầu tiên tại Ấn Độ.
Loài cây này có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, ưa nắng do đó nó được người Ấn Độ lựa chọn làm cây cảnh trồng trong nhà.
Cây cúc tần Ấn Độ khi còn non thân cây được phủ lớp lông mịn, màu hơi xám, thân chuyển sang màu xanh khi trưởng thành và chuyển hẳn sang màu nâu khi già. Thân dễ dàng phát triển thành nhiều nhánh, dễ uốn, mềm mại do vậy bạn có thế uốn chúng thành hình dáng bất kỳ hoặc để nó rủ xuống để tạo thành thảm xanh che nắng cho căn nhà.
Loài cây này có lá màu xanh đậm với dạng hình trứng phía đầu hơi nhọn, lá dày, khỏe mạnh, xanh tốt, ít rụng. Lá thường mọc trên cuống ngắn, mọc dày dọc thân cây, tạo thành lớp che phủ rất tốt.
Hoa cúc tần Ấn Độ có màu hồng nhạt, thường kết thành chùm hoa xinh xắn, tạo nên màu sắc tuyệt đẹp mỗi khi đến mùa hoa nở.
Quả cúc tần có hình trụ 5 góc và có quả màu nâu.
Một điểm nữa khiến cây cúc tần Ấn Độ được nhiều người lựa chọn là cây cảnh trong nhà đó là hàm lượng độc tố của cây này rất thấp, và nó thường mọc xa tầm với của trẻ em, do đó nó khá an toàn khi trồng trong nhà bạn
Tác dụng của cây cúc tần Ấn
Cây cúc tần Ấn Độ có khả năng chịu ánh nắng tốt, tốc độ sinh trưởng mạnh, không tốn công chăm sóc. Thêm nữa, hình dáng đẹp, thảm lá dày dặn, xanh mướt, hoa rực rỡ nên rất được ưa chuộng làm cây cảnh giúp tô điểm cho ngôi nhà thêm xanh mát
Cây cúc tần Ấn Độ thường được trồng trên ban công, sân thượng tạo thành thảm lá xanh dày dặn, giúp che nắng, tạo độ xanh mát cho ngôi nhà mà không làm bẩn tường, không cần làm giàn cầu kỳ, có thể dễ dàng cắt tỉa tạo thành hình dáng như ý , tăng thêm nét độc đáo mới lạ cho căn nhà.
Cây cúc tần Ấn Độ còn giúp bảo vệ tường nhà khỏi tác động bởi thời tiết đồng thời cho không gian sống thêm gần gũi với thiên nhiên.
Nếu ngoài trồng cúc tần ở ban công để làm giàn leo, bạn cũng có thể trồng dưới đất để cây leo bám lên trên tường lên tường rào, để tạo thành thảm xanh giúp bảo vệ tường khỏi tác động của thời tiết, đồng thời giảm khả năng hấp thụ nhiệt, cho căn phòng mát mẻ hơn, tạo không gian sống gần gũi thiên nhiên.
Bức rèm che từ cúc tần Ấn Độ không chỉ giúp giảm bớt sự oi nóng trong mùa hè, mà còn giúp thanh lọc không khí hiệu quả mang lại cho bạn bầu không khí trong lành, mát mẻ cho bạn cảm giác thoải mái, thư giãn khi ở nhà
Ý nghĩa phong thủy của cây cúc tần Ấn Độ
Cây cúc tần Ấn Độ không chỉ mang tới không gian mát mẻ, nét độc đáo thú vị cho ngôi nhà của bạn, mà nó còn mang trong mình ý nghĩa phong thủy tích cực. Sức sống mãnh liệt của nó mang đến cho bạn năng lượng sống tràn đầy, giúp tâm trạng của bạn luôn tràn đầy lạc quan, tin tưởng.
Lời kết
Cây cúc tần Ấn Độ rất phù hợp với những người mệnh Thổ và mệnh Mộc. Do vậy, lựa chọn cúc tần Ấn Độ làm cây cảnh trong nhà sẽ giúp cho người thuộc hai mệnh này thu hút được nhiều may mắn, tài lộc cũng như tâm trạng thư thái, nhẹ nhàng đủ niềm tin vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống