Chấn thương sọ não là tai nạn nguy hiểm xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi quốc gia. Đặc biệt, chấn thương này gây nguy cơ tử vong cao ở trẻ em. Vậy, làm sao để nhận biết kịp thời những dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em? Cách xử lý khi phát hiện trẻ em bị chấn thương sọ não ra sao? Bài viết này sẽ thông tin cho bạn ngay sau đây.
Hiểu đúng về chấn thương sọ não ở trẻ em
Chấn thương sọ não ở trẻ em là tình trạng khi trẻ em bị sang chấn ở vùng đầu dẫn đến tổn thương các hộp sọ và các bộ phận khác trong cấu tạo của hộp sọ. Chấn thương sọ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ em. Loại chấn thương này sau khi qua đi sẽ để lại những di chứng nặng nề cho các bệnh nhi.
Chấn thương sọ não ở trẻ em thường xảy ra ở các nước có nền công nghiệp phát triển, quá trình đô thị hóa cao do dân số đông hay mật độ giao thông cao.
Nguyên nhân gây chấn thương sọ não ở trẻ em
Hiểu một cách đơn giản khi bị chấn thương sọ não tức là khi con trẻ đã bị va đập đầu dẫn đến tổn thương vùng sọ và tử vong.
Theo nghiên cứu tại các bệnh viện bệnh nhi, chấn thương sọ não ở trẻ em bắt nguồn từ các tình huống tai nạn trong lúc sinh hoạt hoặc khi tham gia giao thông. Theo thống kê, có tới 84,5% trẻ em > 2 tuổi bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông.
Bên cạnh đó, các chấn thương sọ não cũng có thể xảy ra theo từng độ tuổi nhất đình. Cụ thể:
Trẻ sơ sinh: Bị chấn thương sọ não do các va đập trong quá trình sinh đẻ của người mẹ.
Trẻ em > 4 tuổi bị chấn thương sọ não do các va đập vì ngã (giường, nôi,..)
Trẻ em từ 4 – 8 tuổi bị chấn thương sọ não do ngã hoặc do xảy ra tai nạn xe cộ, tại nạn trong quá trình trưởng thành, bạo hành trẻ em,..
Trẻ em > 14 tuổi: Đa số các chấn thương sọ não thường không phải do bị ngã.
Các dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em
Là những người phụ huynh thông thái, hiện đại, các bậc cha mẹ cần chú ý những dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em dưới đây:
Trẻ bị chấn thương sọ não sẽ bất tỉnh trong khoảng hơn 1 phút sau khi bị ngã.
Nhiều trường hợp, trẻ sau khi ngã vẫn tỉnh táo và vui chơi vui vẻ trở lại. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian thường sẽ xuất hiện các dấu hiệu như ngủ nhiều, lơ mơ hoặc bị bất tỉnh.
Sau chấn thương, trẻ liên tục quấy khóc thậm chí trẻ có thể bị khó thở, mặt lừ đừ, bỏ bú.
Có hiện tượng chảy máu sau khi bị chấn thương: Một vài trường hợp trẻ nhỏ bị chảy máu ở lỗ tai, lỗ mũi. Một số trường hợp khác có thể chảy dịch.
Sau khi xảy ra va đập, trẻ có biểu hiện nôn ọe trên 5 lần trong thời gian ngắn hoặc kéo dài hơn 6 tiếng đồng hồ, không ăn uống (trước đó trẻ không có những biểu hiện này)
Mất vị giác và thính giác (trường hợp các chấn thương thần kinh gây ảnh hưởng lan rộng sang các khu vực thần kinh điều khiển).
Bị phồng thóp, mặt mũi xanh xao, kêu đau đầu liên tục.
Trẻ nhỏ dễ nổi giận, cáu gắt không có hứng thú chạy nhảy, nô đùa.
Tùy vào thể trạng sức khỏe, lứa tuổi, vị trí tổn thương nên mỗi trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Các dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em có thể kéo dài trong vài ngày, vài tuần, cũng có thể lâu hơn. Bệnh tình càng kéo dài nghiêm trọng sẽ càng khiến cho sức khỏe con trẻ bị yếu đi, vì vậy những phụ huynh cần thực sự tinh tế và tỉ mỉ để phát hiện ra những dấu hiệu này sớm nhất.
Mẹo xử lý nhanh khi phát hiện dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em
Chấn thương sọ não ở trẻ vô cùng nguy hiểm nếu không kịp thời xử lý, dưới đây là những điều cần làm sau khi phát hiện dấu hiệu của chấn thương sọ não ở trẻ em.
Một điều tiên quyết khi biết trẻ bị chấn thương sọ não là phải giữ bình tĩnh, nếu không đủ bình tĩnh để xử lý một cách hiệu quả nhất sẽ rất dễ gây biến chứng về sau và không thể kéo dài thời gian nhờ đến sự giúp đỡ của y tế.
Không nâng đầu trẻ và cử động cơ thể trẻ quá nhiều vì sẽ khiến cho các chấn thương nặng nề hơn.
Thao tác nhanh, đưa trẻ đến cơ sở y tế với các chuyên khoa thần kinh càng sớm càng tốt. Theo dõi những thay đổi của trẻ (hơi thở, hô hấp, tình trạng,..) để thông tin lại cho các cán bộ y tế, giúp các bác sĩ có những chẩn đoán ban đầu về tình trạng của bệnh nhi.
Trên đây là những dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em. Là cha mẹ, hãy nằm lòng những dấu hiệu và cách xử lý khi phát hiện con em mình bị chấn thương sọ não. Hơn tất cả để tránh tình huống tai nạn này, các bậc phụ huynh nên thật cẩn thận và nhẹ nhàng trong quá trình chăm sóc con cái, tránh xảy ra những rủi ro không đáng có về sau.