Theo phong thủy xưa thì bếp sẽ mang hỏa khí còn chậu rửa lại mang thủy khí. Bản chất của hai yếu tố này vốn đã xung khắc với nhau, vì thế mà cần phải lưu ý về phong thủy bếp và chậu rửa cạnh nhau để không phạm phải xung, giúp gia tăng được vượng khí trong căn nhà và làm suy yếu đi những khí xấu, tránh ảnh hưởng đến tiền tài, sức khỏe cũng như hòa khí của các thành viên trong gia đình.
Tại sao chúng ta nên chú ý đến phong thủy bếp và chậu rửa?
Chúng ta có thể thấy rằng nội thất trong phòng bếp rất đa dạng bao gồm: tủ bếp, kệ bếp,lò vi sóng, bàn ăn, tủ lạnh,máy lọc không khí,.. Trong đó, bếp và chậu rửa luôn được đánh giá là những yếu tố đặc biệt có ảnh hưởng quan trọng tới phong thủy của phòng bếp nói riêng và vận khí của ngôi nhà nói chung.
Đây cũng là lý do vì sao mà chúng ta nhắc tới phong thủy trong phòng bếp, chúng ta không thể nào bỏ qua phong thủy bếp và chậu rửa cạnh nhau.
Ở một góc nhìn khác, bếp là nguồn năng lượng sinh ra Hỏa, còn nước là nguồn năng lượng sinh ra Thủy. Theo quy luật của ngũ hành tương sinh thì 2 yếu tố Thủy và Hỏa này luôn luôn xung khắc với nhau. Bởi vì lẽ đó mà nếu chỉ cần một chút ít sơ xuất trong cách bài trí cũng có thể là nguyên nhân của những điều không may mắn sẽ diễn ra sau này. Do vậy mà trong quá trình xây dựng và thiết kế nội thất trong phòng bếp, các gia chủ cần phải đặc biệt chú ý đến phong thủy của bếp và chậu.
Những lưu ý bạn cần phải biết tỏng phong thủy bếp và chậu
Cách bố trí không gian bếp và chậu cho hợp phong thủy
Dựa trên những kiến thức về phong thủy, vì là bếp thuộc hành hỏa nên sẽ đặc biệt phù hợp đặt tại các hướng Nam, Đông và Đông Nam. Đặc biệt, một lưu ý nhỏ mà có thể bạn chưa biết đó là bếp thì phải cần có tọa hung, hướng cát. Đây là một nguyên tắc mấu chốt trong phong thủy bếp và chậu rửa cạnh nhau giúp làm tăng nguồn vượng khí, hút được tài lộc một cách cực hiệu quả.
Nhiều người sẽ có thắc mắc rằng đâu mới là hướng bếp, câu trả lời cho hướng bếp chính là hướng ở phía đằng sau lưng của người đứng nấu. Hiểu đơn giản là khi mà bạn đứng nấu ăn tại bếp, lưng của bạn quay về hướng nào thì đó chính là hướng bếp.
Còn lại chậu rửa lại được xếp vào vận dụng thuộc hành Thủy. Đó cũng là nguyên nhân mà người ta thường ưu tiên thiết kế các chậu rửa tại hướng Đông, Đông Nam và hướng Bắc để gia chủ có thể được hòa thuận và may mắn. Trong trường hợp nếu không thể bố trí được chậu rửa ở một trong ba vị trí này, bạn cũng có thể lựa chọn về phía Tây. Dù đây không phải là một hướng đại cát nhưng cơ bản thì đó là một hướng khá ổn, đảm bảo tránh được những nguồn vận khí xấu không đáng có trong ngôi nhà của mình.
Một số điều lưu ý trong việc bố trí và sắp xếp bếp và chậu rửa cho gia đình
Theo như các thiết kế truyền thống của người Việt ta thì bếp và chậu rửa thường sẽ được bố trí một cách thẳng hàng hoặc là vuông góc với nhau. Trong đó, lựa chọn đặt thẳng hàng là cách phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, ngay cả khi thiết kế bếp theo các mô hình này thì bạn cũng cần phải chú ý đến yếu tố phong thủy bếp và chậu rửa cạnh nhau như sau:
- Trường hợp 1: nếu như bếp và chậu rửa được đặt thẳng theo một hàng dọc ở chân tường phía Tây thì chậu rửa nên nằm ở hướng bắc và bếp thì nên nằm ở hướng nam.
- Trường hợp 2: nếu bếp và chậu rửa được đặt thẳng theo hàng dọc ở chân tường phía Đông thì ta nên để chậu rửa nằm phía nam và bếp nằm phía bắc.
- Trường hợp 3: nếu bếp và chậu rửa cùng được đặt thẳng hàng dọc ở chân tường phía Nam thì bếp nên đặt ở phía Tây, còn chậu rửa nên đặt ở phía Đông.
- Trường hợp 4: nếu bếp và chậu rửa cùng được đặt thẳng hàng nhau sát dọc theo chân tường ở phía Bắc thì ta có thể đặt bếp ở phía Đông, đặt chậu rửa ở phía Tây.
Lời kết
Căn bếp chính là một nơi để vun đắp nên tình cảm gia đình và giúp giữ được ngọn lửa yêu thương trong căn nhà, Vì vậy mà cách bày trí đồ đạc cũng như là phong thủy bếp và chậu rửa cạnh nhau là một điều quan trọng mà các chị em nội trợ nên học hỏi để có thể giữ được niềm hạnh phúc của gia đình.