Để đấu thầu được một gói thầu thì tiềm lực về tài chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Chỉ khi nhà thầu có thể chứng minh được nguồn lực tài chính một cách rõ ràng, minh bạch thì mới có cơ hội tham gia đấu thầu. Vậy yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu được pháp luật quy định như thế nào?
Đấu thầu là quá trình chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ, mua sắm hàng hóa, xây lắp và nhà thầu chính là chủ thể đặc trưng nhất chi phối mọi quy định và quyết định tính hiệu quả của một cuộc đấu thầu. Khi tham gia đấu thầu, năng lực tài chính là một trong những điều kiện quan trọng mà nhà thầu cần phải đáp ứng được.
Năng lực tài chính là tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dang dở và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực tài chính của nhà thầu.
Yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu
Thông tư 03/2015/TT-BKHDT đã được Bộ kế hoạch và xây dựng ban hành vào năm 2015. Theo quy định của thông tư này, mẫu hồ sơ mời thầu được ban hành để sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi hay hạn chế. Trong đó, bên đưa ra gói thầu sẽ lựa chọn nhà thầu đáp ứng đủ yêu cầu về năng lực tài chính cho gói thầu và đưa ra mức giá hợp lý nhất để đấu thầu gói thầu này.
Tất cả các tổ chức hay cá nhân tham gia đấu thầu đều phải tuân theo những quy định của pháp luật trong quá trình thẩm định, xét duyệt hồ sơ mời thầu. Đơn vị mời thầu sẽ đưa ra những yêu cầu cụ thể, thích hợp nhất dựa trên quy mô, tính chất của từng công trình. Những yêu cầu trên được dựa trên tính công khai, cạnh tranh, đảm bảo công bằng cho các bên đấu thầu và đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Bên cạnh đó, đơn vị mời thầu cũng không được phép đưa ra những yêu cầu nhằm kìm hãm sự tham ra rộng rãi của các nhà thầu, đồng thời không được đưa ra những yêu cầu tạo lợi thế riêng cho một nhà thầu nào đó. Ngoài ra, bên đơn vị đấu thầu cũng không được phép chỉnh sửa những quy định chung đã được ghi trong mẫu hồ sơ, vì đây là những quy định chung có tính cố định trong hợp đồng. Một số quy định khác không mang tính chất cố định thì có thể điều chỉnh phù hợp với thực tế của từng gói thầu.
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Nhà thầu được đánh giá là đạt tất cả nội dung trên thì sẽ đáp ứng được yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
Cách tính
Thông thường, yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu sẽ có thời hạn trên 1 năm (từ 12 tháng trở lên), nội dung yêu cầu này có thời hạn trên 1 năm sẽ có những điểm khác so với yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu dưới 12 tháng.
Theo hướng dẫn tại Khoản 2.1 Mục 2 Chương III Mẫu hồ sơ mời thầu xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 03/2015/TT-BKHDT của Bộ kế hoạch và xây dựng ban hành vào năm 2015 thì đối với gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng từ 12 tháng trở lên, được xác định theo công thức sau:
Yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu = t x (Giá trị gói thầu/thời gian thực hiên hợi đồng)
Trong đó: thời gian thực hiện hợp đồng được tính theo tháng.
Với trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dưới 1 năm, yêu cầu về nguồn lực tài chính cũng sẽ khác. Trong đó, yêu cầu nguồn lực tài chính sẽ xác định tỷ lệ giá trị phần công việc trong hợp đồng bằng phương pháp khác. Lúc này, nguồn lực tài chính chỉ cần được tính 30% nhân với đơn giá của gói thầu.
Việc thẩm định của nhà thầu cũng sẽ thay đổi với gói thầu dưới 12 tháng và được xét riêng theo từng lĩnh vực hoạt động hoặc tùy theo từng địa phương. Bởi năng lực tài chính của nhà thầu địa phương còn nhiều tồn tại hạn chế. Do đó, tỷ lệ giá trị phần công việc trong hợp đồng thường được điều chỉnh từ 50 – 70% công việc của toàn gói thầu.
Trong trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh về nguồn lực tài chính thì bên đơn vị mời thầu sẽ yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu chứng minh. Nhưng nếu nhà thầu không cung cấp được tài liệu chứng minh nguồn năng lực tài chính của mình thì đồng nghĩa với việc nhà thầu không đáp ứng được điều kiện của đơn vị mời thầu.
Lời kết
Ngoài đáp ứng được năng lực tài chính trong hồ sơ đấu thầu quy định, nhà thầu còn cần phải đáp ứng được các yêu cầu khác mà hồ sơ mời thầu quy định theo Khoản 2 điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Như vậy, nếu nhà thầu có tư cách hợp lệ theo quy định của Luật đấu thầu năm 2013 và trong hồ sơ mời thầu có yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu mà nhà thầu đủ điều kiện đáp ứng được nguồn lực tài chính trong hồ sơ dự thầu thì nhà thầu được đánh giá là đáp ứng được yêu cầu về nguồn lực tài chính.